Những sự cố từ phụ huynh
Chưa nói đến học sinh, không phải gia sư nào cũng gặp được phụ huynh dễ tính. Cũng có trường hợp phụ huynh khiến gia sư cảm thấy mệt mỏi như:
- Phụ huynh luôn kè kè giám sát, nói xen vào trong quá trình gia sư đang dạy.
- Phụ huynh luôn coi thường gia sư, có thái độ thiếu tôn trọng, nói bóng gió.
- Phụ huynh luôn coi con mình là nhất, luôn bênh con mà không có sự nhắc nhở.
- Phụ huynh đàm phán để hạ mức học phí xuống thấp hơn mức mà trung tâm đã trao đổi.
Gặp trường hợp phụ huynh như vậy, bạn nên khéo léo và lịch sự. Sau đó, khi về nhà, bạn sẽ liên hệ ngay với Trung tâm gia sư mà bạn đã nhận lớp để được họ hỗ trợ.
Nếu bạn tự ý xử lý những trường hợp trên, có thể sự cố đó sẽ chẳng thể giải quyết được, lớp có thể bị hỏng. Nếu bạn có những thái độ không đúng chuẩn mực, bạn có thể bị phạt hợp đồng.
Những sự cố từ học sinh
Nếu bạn có một phụ huynh tâm lý, thoải mái, thì xin chúc mừng, bạn đã có một nửa đường thuận lợi. Nhưng một nửa đường còn lại là học sinh thì cũng có khá nhiều vấn đề và bạn phải lựa từng tình huống mà xử lý.
1. Học sinh quấy khóc không chịu học
Tình huống này thường gặp nhất ở học sinh mẫu giáo, tiểu học. Nguyên nhân chủ yếu là do các bé không muốn học hoặc sợ gặp người lạ.
Trong trường hợp này, bạn cần học sinh làm công tác tư tưởng với các bé trước. Khi dạy, bạn cũng phải làm quen dần dần, tạo sự thân thiện để các bé tin tưởng. Đừng tạo áp lực học hành quá lớn với các bé sẽ khiến bé sợ và chán.
2. Học sinh quá lười học
Vì lười, nên học sinh sẽ nghĩ ra vô số lý do để không phải học như: bị ốm, buồn ngủ, buồn đi vệ sinh, xin phép đi uống nước hoặc xin đi làm những việc nhỏ nhặt khác.
Tình huống này, bạn phải tìm nguyên nhân vì sao học sinh không muốn học:
- Do lười bẩm sinh: Phải tìm cách dụ học sinh bằng cách xen lẫn thời gian học và thời gian nghỉ ngơi. Ví dụ cứ học được một lúc lại nghỉ 5 phút. Trường hợp này bạn phải vừa cương vừa nhu mới hiệu quả.
- Do không hiểu: Bạn nên hạ độ khó của bài giảng, giảng sao cho thật dễ hiểu và thú vị. Cần xen kẽ những câu chuyện trong bài giảng.
- Do không thích bạn: Bạn phải xem bản thân có gì khiến học sinh không thích bạn đến mức không muốn học hay không. Từ đó hãy giải quyết khúc mắc của học sinh.
Đối với học sinh lười, bạn cần trao đổi với phụ huynh. Sự hợp tác của cả phụ huynh và gia sư mới có thể tạo tính nghiêm khắc để học sinh nghe lời.
Xem Cách giảng dạy cho học sinh lười học.
3. Học sinh coi thường, coi gia sư cùng lứa với mình
Gia sư có khi chỉ hơn học sinh một vài tuổi, nhất là với học sinh cấp 3. Do đó nhiều học sinh đùa cợt hoặc có thái độ thiếu tôn trọng với gia sư. Có học sinh còn cho rằng gia sư chỉ là người làm thuê nên không coi gia sư ra gì.
Với trường hợp này, bạn cần:
- Có thái độ nghiêm khắc ngay từ buổi dạy đầu tiên;
- Không trêu đùa, cợt nhả với học sinh;
- Phê bình nghiêm khắc ngay nếu học sinh có thái độ;
- Trao đổi với phụ huynh để phụ huynh nhắc nhở.
Lời khuyên:
Trong quá trình đi dạy gia sư, có thể bạn sẽ còn va chạm với nhiều sự cố khác. Tuy nhiên, quan trọng nhất là bạn phải khéo léo, lịch sự và bình tĩnh. Suy nghĩ cẩn thận với mỗi phát ngôn, hành động của mình.
Nếu bạn nhận lớp tại VHV, khi lớp của bạn gặp sự cố, đừng ngần ngại liên hệ với Trung tâm để nhờ hỗ trợ. Nhắn tin tới Fanpage của chúng tôi